PHÂN CẤP MỨC ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC

PHÂN CẤP MỨC ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC
Một số thông tin hữu ích Tiến Lộc cung cấp dưới đây, cũng là giải đáp cho một số bạn hiểu khi nào dùng tủ an toàn sinh học cấp 1, khi nào dùng tủ an toàn sinh học cấp II, tương tự với tủ an toàn sinh học cấp 3,4.
An toàn sinh học Cấp độ 1 áp dụng khi làm việc với các tác nhân sinh học, có nguy cơ/ mối đe dọa tối thiểu đối với nhân viên phòng thí nghiệm và môi trường. Công việc với các loại tác nhân này thường được thực hiện trong tủ phòng thí nghiệm mở mà không cần sử dụng thiết bị ngăn chặn đặc biệt.
An toàn sinh học Cấp độ 2 áp dụng làm việc với các sinh vật gây bệnh hoặc truyền nhiễm gây nguy hiểm vừa phải. Ví dụ như vi khuẩn Salmonellae, vi rút viêm gan B và vi rút Sởi.
An toàn sinh học Cấp độ 3 áp dụng khi làm việc với các tác nhân bản địa hoặc ngoại lai, có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc gây chết người do lây truyền qua đường khí dung. Ví dụ như sốt vàng da và viêm não.
Ở Mức độ an toàn sinh học 4, áp dụng khi làm việc với các tác nhân cực kỳ nguy hiểm, dễ lây lan và đe dọa tính mạng. Luôn luôn cần có biện pháp ngăn chặn và bảo vệ tối đa. Ví dụ: vi rút Ebola, vi rút Lassa và bất kỳ mẫu nào có nguy cơ gây bệnh và lây truyền chưa biết.
——————–
Hiện nay, công ty Tiến Lộc đã sản xuất được Tủ an toàn sinh học cấp II, cung cấp cho các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, phòng xét nghiệm của bệnh viện, phòng khám nhằm phục vụ test nhanh Covid19 và các xét nghiệm khác. Hàng luôn có sẵn.
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn ?